Những Hình Thức Tấn Công Mạng Wi-Fi Gia Đình Phổ Biến Hiện Nay

07/10/2023 Đăng bởi: Lý Nhân Hào

Những Hình Thức Tấn Công Mạng Wi-Fi Gia Đình Phổ Biến Hiện Nay

Wi-Fi là công nghệ không dây cho phép các thiết bị kết nối với internet mà không cần dây cáp. Tuy nhiên, Wi-fi cũng tiềm ẩn những nguy cơ an ninh mạng khi bị các hacker tấn công. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ giới thiệu những kiểu tấn công Wi-fi gia đình phổ biến và cách phòng chống chúng.

Những Kẻ Tấn Công Mạng Wifi Gia Đình Để Làm Gì?

Hacker có thể tấn công mạng Wi-Fi gia đình với nhiều mục đích khác nhau. Một số hacker có thể tấn công mạng Wi-Fi của người khác để sử dụng Internet miễn phí hoặc tìm cách đánh cắp thông tin cá nhân của người dùng hoặc theo dõi hoặc can thiệp vào thông tin truyền qua mạng hoặc hacker có thể truy cập vào các thiết bị bên trong mạng như máy tính, máy chủ, camera an ninh, và điều khiển chúng.

Những Hình Thức Tấn Công Mạng Wi-Fi Gia Đình

Tấn Công Brute Force

Tấn công Brute Force là một kỹ thuật tấn công mạng bằng cách thử tất cả các khả năng mật khẩu có thể cho đến khi tìm ra mật khẩu đúng. Tấn công Brute Force có thể được sử dụng để đánh cắp thông tin nhạy cảm, chiếm quyền truy cập vào các tài khoản hoặc các hệ thống bảo mật.

Tuy nhiên, tấn công Brute Force rất tốn thời gian và nguồn lực, vì vậy nó chỉ hiệu quả khi mật khẩu là ngắn và đơn giản. Để phòng chống tấn công Brute Force, người dùng nên sử dụng các mật khẩu mạnh, phức tạp và không dễ đoán, cũng như kích hoạt các biện pháp xác thực hai yếu tố hoặc xác thực nhiều yếu tố. Ngoài ra, người quản trị hệ thống nên áp dụng các chính sách giới hạn số lần đăng nhập sai hoặc khoá tài khoản khi phát hiện có dấu hiệu của tấn công Brute Force.

Tấn Công Man-in-the-Middle (MITM)

Tấn công Man-in-the-Middle (MITM) là một loại tấn công mạng nguy hiểm, khi kẻ tấn công đặt mình vào giữa quá trình giao tiếp giữa hai bên mà không bị phát hiện. Kẻ tấn công có thể theo dõi, thay đổi hoặc đánh cắp các thông tin quan trọng như tài khoản, mật khẩu, số thẻ tín dụng, v.v. Để thực hiện tấn công MITM, kẻ tấn công cần có khả năng chặn và giả mạo các gói tin mạng giữa hai bên.  Sử dụng các phần mềm độc hại để lây nhiễm thiết bị của nạn nhân và kiểm soát trình duyệt web của họ. Đây là loại tấn công MITM phổ biến nhất, còn được gọi là Man-in-the-Browser (MITB). 

Cách ngăn chặn là bạn nên sử dụng các phần mềm bảo mật để quét và loại bỏ các phần mềm độc hại,  kết nối mạng an toàn và tránh sử dụng các mạng Wi-Fi công cộng, các trang web có giao thức HTTPS và kiểm tra chứng chỉ SSL của chúng trước khi nhập các thông tin nhạy cảm,...

***Xem thêm: TOP các thiết bị  USB thu wifi phổ biến hiện nay

Tấn công hủy xác thực

Tấn công hủy xác thực sử dụng một nút để tìm ra địa chỉ của Điểm truy cập (Access Point - AP) đang điều khiển mạng. Khi nhận được địa chỉ của AP, hacker sẽ sử dụng để gửi thông điệp hủy bỏ xác thực đến tất cả các nút trong mạng hoặc liên tục gửi gói hủy xác thực đến máy khách trong cùng mạng đến mức bị nghẽn, buộc phải đăng nhập lại. Kẻ tấn công có thể can thiệp khi máy khách muốn kết nối lại với router sau khi buộc mục tiêu phải đăng xuất. Với một công cụ phù hợp, kẻ tấn công sẽ chặn lưu lượng dữ liệu trong quá trình đăng nhập để thu thập mật khẩu, hoặc gây gián đoạn các kết nối khác trong mạng Wi-Fi.

Để ngăn chặn các cuộc tấn công hủy xác thực, bạn có thể sử dụng các tiêu chuẩn 802.11w hoặc WPA3.

Tấn công Evil Twin

Tấn công Evil Twin là một loại tấn công mạng WiFi, trong đó kẻ tấn công tạo ra một điểm truy cập giả mạo có cùng tên với một điểm truy cập hợp pháp để lừa người dùng kết nối. Không chỉ bị thu thập mật khẩu Wi-Fi, người dùng còn đối mặt nguy cơ bị thu thập dữ liệu nhạy cảm trên thiết bị như tài khoản ngân hàng, hoặc làm lây nhiễm phần mềm độc hại nếu đủ thời gian.

Để bảo vệ mình khỏi các cuộc tấn công Evil Twin, bạn nên kiểm tra cẩn thận trước khi kết nối vào các mạng WiFi công cộng, không nhập thông tin cá nhân hoặc đăng nhập vào các trang web quan trọng khi sử dụng WiFi công cộng.

***Xem thêm: Thiết bị  bộ phát wifi di động 4G chất lượng

Cách Bảo Vệ Mạng Wi-Fi Gia Đình Trước Các Cuộc Tấn Công Mạng

  • Sử dụng mật khẩu mạnh và khác biệt, chứa cả ký tự chữ hoa, chữ thường, số và ký tự đặc biệt.
  • Sử dụng mã hóa mạnh như WPA3 để bảo vệ dữ liệu truyền qua mạng Wi-Fi.
  • Tắt WPS (WPS có thể là một lỗ hổng bảo mật nếu không được cấu hình đúng cách).
  • Đảm bảo rằng router và tất cả các thiết bị kết nối đều được cập nhật firmware và phần mềm mới nhất để bảo vệ khỏi các lỗ hổng bảo mật đã biết.
  • Bật tường lửa trên router để ngăn chặn các cuộc tấn công từ bên ngoài.
  • Thường xuyên kiểm tra các log và thông báo trên router để theo dõi hoạt động mạng và phát hiện sớm các hoạt động không bình thường.
  • Cài đặt và cập nhật phần mềm antivirus và anti-malware trên tất cả các thiết bị kết nối để ngăn chặn phần mềm độc hại.
  • Theo dõi tất cả các thiết bị kết nối vào mạng để đảm bảo rằng không có thiết bị không xác định hoặc trái phép.

Ngoài ra, tại Vi tính Võ Hoàng, chúng tôi còn cung cấp các loại router Wi-Fi dành cho gia đình tích hợp các phần mềm bảo vệ mạng dành cho ngôi nhà bạn như:

<Hotline: 0828.011.011 - (028)7300.2021 - VoHoang.vn>

***Xem thêm: Thiết bị  router wifi 6 chất lượng

Hãy gọi ngay cho Võ Hoàng khi bạn cần hỗ trợ nhé : 0828.011.011

Cửa hàng chính

CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI - ĐẦU TƯ VÕ HOÀNG

23/7 Hòa Hưng, Phường 12, Quận 10, TP. Hồ Chí Minh (Xem bản đồ) 0828.011.011 hoặc (028)7300.2021 Thứ 2 - Thứ 7: 8:00 - 18:00 Email: cskh@vohoang.vn Phụ trách website: Võ Thành Công

Khách mua sỉ & Đại lý

23/7 Hòa Hưng, P.12, Q.10, TP. Hồ Chí Minh 0909.785.758 (Mr. Công) ⭐⭐⭐⭐⭐
popup

Số lượng:

Tổng tiền:

fb-chat fb-chat