-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
Modem WiFi phụ: Giải pháp mở rộng vùng phủ sóng hiệu quả
13/01/2025 Đăng bởi: Đoàn Huy CườngNội dung bài viết
Modem WiFi phụ là thiết bị mở rộng phạm vi tín hiệu WiFi, giúp cải thiện kết nối Internet ở những khu vực xa modem chính. Trong bài viết này, VoHoang.vn sẽ giới thiệu chi tiết về modem WiFi phụ, cách thức hoạt động, cách chọn modem, hướng dẫn cách chọn modem WiFi phụ. Cùng với đó là top các sản phẩm modem WiFi chất lượng nhất.
Modem WiFi phụ là gì?
Bộ phát wifi phụ là thiết bị có khả năng tạo ra mạng WLAN hay mạng không dây cục bộ. Thiết bị này thường được dùng trong môi trường công sở, nhà hàng, khu vực tiệc cưới, toà nhà lớn,… Khi đó, sóng wifi sẽ được mạnh hơn dù không gian có rộng rãi. Bên cạnh đó, bộ phát wifi phụ còn giúp chuyển đổi mạng có dây thì không dây. Khi đó, các thiết bị cần vào mạng có thể dễ dàng kết nối hơn. Như vậy, bạn có thể hiểu bộ phát wifi phụ như một thiết bị thu phát wifi vậy.
Modem WiFi phụ
Vì sao nên sử dụng modem WiFi phụ?
Dưới đây, chúng ta sẽ tìm hiểu kỹ hơn về những lý do tại sao nên sử dụng modem wifi phụ:
- Thiết bị có tính thẩm mỹ cao, tiết kiệm chi phí đi dây.
- Có khả năng vừa thu sóng vừa phát sóng, vô cùng thuận tiện để chuyển đổi tín hiệu wifi.
- Mở rộng độ phủ sóng wifi trên diện rộng và xa hơn.
- Trong phạm vi phủ sóng, wifi luôn được đảm bảo ở mức ổn định dù bất kỳ đâu.
Cách chọn modem WiFi phụ phù hợp
Dưới đây, chúng tôi sẽ chia sẻ thêm một số số cách để chọn modem wifi phụ phù hợp:
-
- Ưu tiên lựa chọn WiFi có nhiều băng tần: Modem WiFi có ít nhất 2 băng tần (2.4GHz và 5GHz) hoặc 3 băng tần. Những loại modem này giúp kết nối wifi ổn định hơn. Hơn nữa, moden nhiều băng tần sẽ phân chia tải và tối ưu hóa việc truyền sóng, giúp việc sử dụng internet không bị gián đoạn.
- Lựa chọn modem có phạm vi phủ sóng rộng: Để đảm bảo kết nối wifi ổn định thì bạn nên lựa chọn những thiết bị có độ phủ sóng từ 15 đến 30 mét. Khi đó, người dùng giữa các phòng trong nhà hoặc ngoài sân đều sẽ thuận tiện khi kết nối.
Cách chọn modem WiFi phụ phù hợp
- Chọn thiết bị bảo mật tốt: Vấn đề bảo mật đóng vai trò vô cùng quan trọng. Khi chọn modem wifi, bạn cần phải đảm bảo yêu cầu hỗ trợ công nghệ bảo mật như: WPA2, WPA3, … Qua đó, thiết bị giúp ngăn chặn những cuộc tấn công từ bên ngoài và bảo vệ dữ liệu cá nhân tốt nhất.
- Lựa chọn modem theo tốc độ internet mà bạn đang dùng: Nếu gói cước internet của bạn có tốc độ dưới 100Mbps, bạn có thể sử dụng modem với cổng LAN 100Mbps để tiết kiệm chi phí. Tuy nhiên, nếu tốc độ internet của bạn cao hơn 100Mbps, hãy chọn modem có cổng LAN Gigabit để đảm bảo tốc độ mạng ổn định và nhanh chóng.
- Ưu tiên modem có thương hiệu uy tín: Những sản phẩm từ thương hiệu lớn giúp bạn cảm thấy yên tâm hơn về chất lượng và dịch vụ hậu mãi. Trong trường hợp gặp bất kỳ sự cố về vấn đề mất kết nối hoặc không kết nối được thì sẽ được hỗ trợ kịp thời.
Top modem WiFi phụ được ưa chuộng nhất hiện nay
Cùng chúng tôi tìm hiểu thêm các sản phẩm modem WiFi được ưa chuộng nhất hiện nay:
TP-Link Archer AX10
TP-Link Archer AX10 là router WiFi 6 bằng tần kép, mang đến tốc độ 1.5 Gbps (1201 Mbps trên 5GHz và 300Mbps trên 2.4 GHz). Sản phẩm được trang bị công nghệ OFDMA và MU-MIMO, giúp kết nối nhiều thiết bị mà không bị giảm hiệu suất.
Sản phẩm còn được tích hợp CPU ba nhân 1.5GHz đáp ứng mọi tác vụ mạng. Cùng với đó là sự kết hợp giữa công nghệ Beamforming và 4 ăng ten nhằm mở rộng phạm vi phủ sóng.
TP-Link Archer AX10
Asus RT-AX55
Bộ định tuyến Asus RT-AX55 sử dụng chuẩn WiFi 6 (802.11ax), mang đến tốc độ lên đến 1800Mbps (574Mbps trên 2.4GHz và 1201Mbps trên 5GHz). Tốc độ này nhanh hơn gấp 1,5 lần so với các sản phẩm router WiFi 5.
Asus RT-AX55
Sản phẩm trang bị công nghệ 1024-QAM giúp tăng tốc độ tải, kết nối nhanh chóng và ổn định, thích hợp cho những khu vực đòi hỏi sử dụng băng thông cao. Bên cạnh đó, công nghệ OFDMA và MU-MIMO được tích hợp vào sản phẩm giúp tối ưu băng thông và giảm độ trễ, cho phép nhiều thiết bị sử dụng mạng cùng lúc mà không giảm hiệu suất.
Thêm vào đó, tính năng BSS Coloring giúp cải thiện kết nối trong môi trường nhiều mạng WiFi, giảm thời gian chờ và tối ưu hóa băng thông, mang đến trải nghiệm WiFi mượt mà hơn.
TP-Link Archer C80
TP-Link Archer C80 là bộ định tuyến Wi-Fi 802.11ac Wave2. Sản phẩm mang lại kết nối WiFi ổn định với tốc độ lên đến 1300Mbps ở băng tần 5GHz và 600Mbps ở băng tần 2.4GHz.
TP-Link Archer C80
TP-Link Archer C80 tích hợp công nghệ MIMO 3x3, cho phép truyền tải dữ liệu qua 3 luồng riêng biệt, tối ưu hiệu suất mạng. Cùng với đó là công nghệ Beamforming, giúp tăng cường vùng phủ sóng nhưng vẫn đảm bảo độ ổn định. Ngoài ra, công nghệ Multi-user MIMO cải thiện khả năng kết nối đồng thời với nhiều thiết bị, trong khi Airtime Fairness giúp phân chia băng thông công bằng giữa các thiết bị, ngăn chặn tình trạng quá tải.
Ngoài ra, sản phẩm còn có tính năng EasyMesh giúp mở rộng mạng dễ dàng, đảm bảo phủ sóng khắp không gian sống của bạn.
TP-Link Archer C54
TP-Link Archer C54 là sản phẩm modem WiFi phụ chất lượng mà bạn nên lựa chọn. Sản phẩm hỗ trợ giao thức IPv6 và băng tần kép, giúp hiệu suất kết nối ổn định và tốc độ nhanh chóng.
TP-Link Archer C54
Với tốc độ 300Mbps trên băng tần 2.4 GHz và 867 Mbps, sản phẩm này cho phép kết nối mượt mà khi có nhiều thiết bị truy cập. TP-Link Archer C80 sử dụng công nghệ MU-MIMO giúp tối ưu nhiều kết nối cùng lúc, giảm độ trễ. Với 4 ăng-ten và Beamforming, router mở rộng vùng phủ sóng hiệu quả. Hỗ trợ ba chế độ: Router, Access Point và Extender, và quản lý mạng dễ dàng qua ứng dụng Tether, bao gồm cả QoS và quản lý phụ huynh.
Hướng dẫn lắp đặt modem WiFi phụ chi tiết
Tiếp theo, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về cách lắp đặt modem Wifi sao cho đúng và đơn giản nhất:
Lắp đặt modem WiFi phụ cùng lớp mạng
Để thuận tiện cho việc kết nối 2 modem WiFi cùng một lớp mạng nhằm mục đích mở rộng sóng và tăng tín hiệu. Router chính sẽ cấp phát DHCP (giao thức cấu hình động máy chủ). Trong khi đó, router phụ đảm bảo nhiệm vụ phát sóng trung gian giữa router chính và các thiết bị sử dụng mạng.
Lắp đặt modem WiFi phụ cùng lớp mạng
Dưới đây là các bước lắp đặt modem WiFi phụ cùng lớp mạng:
- Bước 1: Đầu tiên, bạn cần đặt địa chỉ IP cho router phụ. Tiếp đó, bạn cần truy cập vào giao diện web quản trị (thường là 192.168.1.1 hoặc 192.168.0.1). Sau đó, bạn cần gán địa chỉ IP cho router phụ trong dải IP của router chính.
- Bước 2: Bạn chọn chế độ hoạt động. Tuỳ thuộc vào loại router, chọn chế độ Access Point hoặc Bridge, và tắt DHCP server.
- Bước 3: Cài đặt thông tin mạng bằng cách thiết lập tên mạng và mật khẩu cho cả hai băng tần 2.4GHz và 5GHz.
- Bước 4: Dùng cáp LAN kết nối cổng LAN của router chính với router phụ (ở chế độ router hoặc Access Point).
Lắp đặt modem WiFi phụ khác lớp mạng
Tiếp theo, chúng ta sẽ tiến hành tìm hiểu cách lắp đặt modem WiFi phụ khác lớp mạng. Đó có thể là mạng LAN - WAN. Cách thức lắp đặt modem WiFi này phù hợp với môi trường mạng phức tạp, giúp phân tán lưu lượng truy cập và tránh quá tải.
Lắp đặt modem WiFi phụ khác lớp mạng
Dưới đây là những bước thực hiện:
- Bước 1: Tiến hành cài đặt router phụ. Ở đây, bạn cần chọn chế độ Router Mode hoặc Gateway Mode để phù hợp với router chính. Khi đó, 2 router trùng địa chỉ IP sẽ tránh được tình trạng xung đột mạng
- Bước 2: Thiết lập cấu hình mạng WiFi. Bạn truy cập vào Wireless Settings để cài đặt SSID, mật khẩu, và kênh truyền cho router phụ.
- Bước 3: Kết nối 2 router bằng cách sử dụng cáp LAN để kết nối cổng LAN của router với cổng WAN của router phụ. Khi đó, tốc độ truyền tải internet sẽ luôn ổn định.
Lắp đặt hệ thống WiFi Mesh
Dưới đây là cách lắp đặt hệ thống WiFi Mesh:
- Bước 1: Chuẩn bị thiết bị, đảm bảo có đủ router chính và các node phụ.
- Bước 2: Kết nối router chính với modem bằng cáp mạng, bật nguồn.
- Bước 3: Tải ứng dụng quản lý WiFi Mesh tương thích với thiết bị.
- Bước 4: Thiết lập router chính bằng cách tạo mạng WiFi (SSID) và mật khẩu qua ứng dụng.
- Bước 5: Đặt node phụ trong phạm vi phủ sóng của router chính.
- Bước 6: Kết nối node phụ bằng ứng dụng để thêm node phụ vào hệ thống.
- Bước 7: Test kết nối, điều chỉnh vị trí node phụ nếu cần.
Lắp đặt hệ thống WiFi Mesh
Lưu ý quan trọng khi sử dụng modem WiFi phụ
Việc sử dụng modem WiFi phụ giúp mở rộng mạng. Dưới đây là một số lưu ý quan trọng khi sử dụng modem WiFi phụ:
- Lựa chọn chế độ hoạt động phù hợp: Thiết lập modem phụ ở chế độ Access Point (AP) hoặc Bridge nhằm tránh xung đột với modem chính. Cách này giúp mở rộng mạng mà không tạo ra xung đột địa chỉ IP.
- Cấu hình địa chỉ IP: địa chỉ IP tĩnh cho modem phụ ở cùng 1 lớp mạng với modem chính. Tuy nhiên, bạn không nên đặt trùng nhau, tránh xung đột và dễ dàng quản lý. Ví dụ: Nếu modem chính có IP 192.168.1.1, bạn có thể đặt modem phụ là 192.168.1.2.
- Tắt DHCP trên modem phụ: Để modem chính quản lý việc cấp phát địa chỉ IP, bạn nên tắt chức năng DHCP trên modem phụ. Khi đó, bạn có thể tránh xung đột IP và đảm bảo tất cả thiết bị nhận địa chỉ IP từ một nguồn duy nhất.
- Kết nối đúng cổng: Dùng cáp mạng kết nối cổng LAN của modem chính đến cổng LAN của modem phụ.
- Đồng bộ kênh WiFi: Đặt những kênh WiFi của modem chính và phụ khác nhau để giảm nhiễu sóng. Ví dụ, nếu modem chính ở kênh 1, modem phụ có thể ở kênh 6 hoặc 11.
Lưu ý quan trọng khi sử dụng modem WiFi phụ
- Đặt tên mạng (SSID) và mật khẩu: Bạn có thể dùng cùng SSID và mật khẩu cho cả 2 modem.
- Vị trí đặt modem phụ: Đặt modem phụ ở vị trí có tín hiệu tốt từ modem chính để đảm bảo hiệu quả mở rộng mạng. Tránh đặt gần những thiết bị gây nhiễu như lò vi sóng, điện thoại không dây.
- Cập nhật firmware: Bạn cần phải đảm bảo cả 2 modem đều được cập nhật firmware để tăng cường bảo mật và hiệu suất. Việc cập nhật firmware giúp khắc phục các lỗi và cải thiện tính năng của thiết bị.
Như vậy, việc lựa chọn và sử dụng modem WiFi phụ phù hợp đã nâng cao hiệu suất và bảo mật mạng Internet trong gia đình hay văn phòng. Với các thông tin và hướng dẫn chi tiết về cách lắp đặt bên trên, hy vọng bạn sẽ có quyết định đúng đắn để cải thiện trải nghiệm kết nối mạng của mình. Đừng ngần ngại đầu tư cho một giải pháp mạng hiệu quả, giúp cuộc sống và công việc của bạn trở nên tiện lợi và mượt mà hơn.
Hướng Dẫn Cài Đặt Router WiFi 6 Xuyên Tường Khoẻ ASUS RT-AX1800HP Mới Nhất (22/06/2024)
Hướng Dẫn Cách Xem Camera Tapo Trên PC/ NVR/ NAS Bằng Giao Thức RTSP (24/05/2024)
Hướng Dẫn Cài Đặt Đặt Tính Năng EasyMesh Cho Các Bộ Phát WiFi TP-LINK (19/12/2023)
Hướng Dẫn Cài Đặt Tên Wifi Mật Khẩu Cho Router Imou HR12F Mới Nhất (02/11/2023)
Cách Cài Đặt Camera TP-Link Tapo C200 Với Ứng Dụng Tapo (22/06/2023)